Khám phá Vịnh Hạ Long miền tây – Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Thiền Viện Trúc Lâm An Giangkhông chỉ là chốn tâm linh được quý phật tử yêu mến. Mà nơi đây còn được ví von là “Vịnh Hạ Long” của vùng đất Bảy Núi. Nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên lãng mạn, trữ tình của núi xanh mây trắng, bát ngát thinh không. Khiến ai một lần đến đây đều cởi mở tấm lòng, tâm hồn rộng lượng bao dung. Hãy cùngXe4chocantho.comnhìn ngắm nơi tiên cảnh mới của An Giang này nhé!

Thiền viện Trúc Lâm An Giang miền Tây
Thiền viện Trúc Lâm An Giang miền Tây

Xem thêm bài viết:Kinh nghiệm du lịch An Giang từ A đến Z

Giới thiệu Thiền Viện Trúc Lâm An Giang chi tiết nhất

Thiền Viện Trúc Lâm An Giangnối dòng Thiền viện Trúc lâm Yên Tử của vua Trần Nhân Tông. Không chỉ là nơi dành cho các bậc tăng, ni, phật tử chuyên tâm tu thiền. Đấy còn là không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân An Giang. Không chỉ thế,Thiền Viện Trúc Lâm An Giangcòn là một trong những cảnh quan du lịch sinh thái lớn. Góp phần lưu giữ và phát huy những nét văn hóa cũng như giá trị đạo đức của tiền nhân. Đặc biệt nhất là tiếp nối tư tưởng dòng thiền Trúc Lâm lừng danh bấy lâu nay.

Giới thiệu Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Thiền Viện Trúc Lâm An Giang ở đâu

Thiền Viện Trúc Lâm An Giangtọa lạc tại Khu Du Lịch lòng hồ số 2. Trực thuộc ấp Đông Sơn 1, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nhờ thiên nhiên ưu ái phong cảnh non nước hữu tình. “Bồng lai tiên cảnh” là cụm từ hoa mỹ mỗi khi người dân nhắc đến nơi đây.Thiền Viện Trúc Lâm An Giangcòn được gọi là “vịnh Hạ Long” giữa vùng Bảy Núi An Giang.

Thiền Viện Trúc Lâm An Giang ở đâu?
Thiền Viện An Giang ở đâu?

Hướng dẫn du lịch Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Có nhiều cách để di chuyển đếnThiền Viện Trúc Lâm An Giang. Đơn giản và nhanh chóng nhất chính là đi theo tour du lịch. Mọi phương tiện, thủ tục quý khách không cần phải lo lắng. Hướng dẫn viên thì nhiệt tình, vui tính. Chắc chắn sẽ giúp chuyến hành trình của bạn thuận lợi và tràn ngập niềm vui.

Hướng dẫn du lịch Thiền Viện An Giang
Hướng dẫn du lịch Thiền Viện An Giang
  • Ngoài ra, nếu bạn là có sở thích yêu mến và muốn khám phá thiên nhiên xung quanh. Thì phượt bằng xe máy sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỷ niệm thú vị. Hướng di chuyển đếnThiền Viện Trúc Lâm An Giangkhá đơn giản. Bạn có thể tham khảo lộ trình sau: Từ trung tâm thành phố Long Xuyên > hướng Tây Nam đến Hà Hoàng Hổ / ĐT 943 > rẽ trái Lê Thánh Tôn > rẽ phải Thoại Ngọc Hầu > rẽ trái Lê Lợi > rẽ trái đường lên chùa Thạnh An khoảng 30m > rẽ phải đi thẳng 150m > rẽ trái khoảng 90m > Thiền viện Trúc Lâm.
  • Trong trường hợp bạn ở tỉnh thành khác đến Thiền viện An Giang. Bạn có thể thuê xe đi từ Cần Thơ hoặc các tỉnh khác để tiện thể du lịch luôn cả vùng An Giang. Các nhà xe uy tín và chất lượng nhất mà bạn có thể tham khảo là dịch vụ thuê xe của cty du lịch Xe4chocantho.com, Thảo Vy, Duy Anh…

Bạn có thể tham khảo dịch vụ:Thuê xe Cần Thơ đi Châu Đốc An Giang

Tham khảo bảng giá dịch vụ:Thuê xe cần thơ đi các tỉnh miền tây

Phượt An Giang
Đi Thiền Viện Trúc Lâm An Giang mùa nào đẹp?
Tỉnh An Giang có những nét tương đương với khí hậu xích đạo. Tuy mùa nàoThiền viện Trúc Lâm An Giangcũng sở hữu vẻ đẹp riêng đặc sắc. Tuy nhiên, bạn nên đến vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vì mùa mưa ở An Giang kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển lên những địa hình đồi núi. Nếu bạn muốn kết hợp vừa du ngoạn Thiền viện Trúc Lâm vừa tham quan tỉnh thành An Giang. Thì có thể đến vào tháng 4 hoặc tháng 8 âm lịch. Bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn nhất An Giang. Nhất là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam, diễn ra vào 23/4 – 27/4 và lễ hội đua bò vào cuối tháng 8.
Đi thiền viện An Giang khi nào?
Đi thiền viện An Giang khi nào?

Thiền Viện Trúc Lâm An Giang có gì thú vị?

Thiền Viện Trúc Lâm An Giangbắt đầu xây dựng vào năm 2017, tổng diện tích công trình khoảng 11ha. Với lối kiến trúc truyền thống thường thấy của Phật Giáo uy nghiêm và tôn kính. Gồm 2 khu vực:
  • Khu nội diện: được xây dựng trên núi với diện tích khoảng 7ha, bao gồm thiền đường, tăng đường…
  • Khu ngoại diện: được xây dựng trên phần đất liền với diện tích 4ha. Gồm các hạng mục chánh điện, nhà tổ, hội trường, thiền đường, lầu chuông, cổng tam quan,…
Thiền Viện An Giang có gì thú vị?

Cổng Tam Quan tại Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Cổng tam quan có ba lối đi mang hàm ý “ba cách nhìn” của Phật giáo. Gồm những “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Trong đó, “hữu quan” thể hiện cái sắc (giả), “không quan” tượng trưng cho cái không (vô thường). Và “trung quan” thể hiện sự trung dung của cả hai yếu tố sắc và không. Ngoài ra, còn có một thuyết lý khác giải thích rằng cổng tam quan là ý niệm về ‘tam giải thoát môn”. Bao gồm các cửa vô tác, vô tướng và vô không.

Để có thể bước vào cõi Niết Bàn. Chỉ khi con người hiểu được ý nghĩa của ba cửa này. Thì chúng ta mới có thể thoát khỏi những sân si, oán hận, đau khổ. Rồi từ đó tìm được sự bình yên, an lạc trong tâm hồn. Cổng tam quan củaThiền Viện Trúc Lâm An Giangmang đậm nét kiến trúc cổ xưa. Uy quyền mà tao nhã, là địa điểm check in chắc chắn không thể bỏ qua.

Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan

Lầu Chuông – Lầu Trống

Thiền Viện Trúc Lâm An Giangcó lầu chuông, lầu trống. Thiết kế vừa nguy nga theo lối kiến trúc công trình phục hưng. Đậm nét dấu ấn của chùa chiền Việt Nam ở những năm của thiên niên kỷ thứ 3. Tạo nên nét kiến trúc tâm linh thu hút du khách bốn phương thập hướng. Hai lầu chuông trống đối xứng nhau bề thế và uy nghi. Như góp phần làm tăng vẻ đồ sộ, lộng lẫy của Thiền Viện Trúc Lâm. Hứa hẹn vang vọng những âm thanh ngân nga, rộn ràng.

Trong khuôn viên Lầu Trống, chiếc trống được đựng trên giá gỗ chắc chắn. Mang biểu tượng quần tụ và uy danh của Phật hội. Về chiếc chuông đồng trong Lầu Chuông, có đường kính 1,4m cao 2m. Mang đậm đà bản sắc Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy bước tiến của xã hội.

Lầu Chuông - Lầu Trống
Lầu Chuông – Lầu Trống

Chánh điện tại Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Khu vực chính đường rộng lớn khang trang với kiến trúc mái vòm. Tựa hệt như một tòa thành trong bộ phim cổ trang quốc chiến ngày xưa. Sau 5 năm khởi công và xây dựng, Thiền viện ngày một được chỉn chu hơn. Là niềm tự hào của người dân địa phương An Giang. Vào ngày Chủ nhật của tuần thứ ba mỗi tháng.Thiền Viện Trúc Lâm An Giangđều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự. Gồm nhiều hoạt động như tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền.

Chánh điện Thiền viện
Chánh điện Thiền viện

Tháp thờ Xá lợi Phật tại Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Từ xưa đến nay, sự xuất hiện của xá lợi luôn là câu chuyện vô cùng linh thiêng và huyền bí. Dành cho những bạn chưa biết, xá lợi là những viên ngọc nhỏ. Được kết tinh sau khi lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của các vị cao tăng đắc đạo để lại. Sau này tất cả những vật dụng của các vị cao tăng đắc đạo đều được gọi là xá lợi. Ví dụ như bình bát, tích trượng,…

Thờ tháp xá lợi trong nhà sẽ mang đến phúc lộc, bình an cho gia đình, giải trừ mọi tai kiếp, khổ ải. Tại Thiền Viện An Giang, nếu tâm thành khấu bái, tu đức thật tâm thì công lượng vô biên. Không chỉ tạo phúc đức mà còn giúp cải dữ thành thiện. Giúp con người trở nên lương thiện, sống tốt đời đẹp đạo hơn. Có lẽ vì điều trên mà tháp thờ Xá Lợi luôn là điểm đến không ngừng hot đối với phật tử tứ phương.

Nơi thờ phụng linh thiêng
Nơi thờ phụng linh thiêng

Hồ cá chép – cá trê phóng sinh

Từ cổng chính đi vào, bạn sẽ bắt gặp được ngay hình ảnh đầu tiên là một khoảng ao rộng. Bên trong ao có trồng sen, không chỉ làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh. Mà còn tạo nên địa điểm chụp ảnh yêu thích của nhiều bạn trẻ khi ghé thăm Thiền viện. Bạn có thể đem những con cá chép, cá trê phóng sinh tại hồ này để tránh bị người dân bắt lại.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua thức ăn cho cá tại khu vực hồ này. Ngay lập tức, bạn sẽ cảm nhận sự thư thái trong tâm hồn. Vì đã làm được điều gì đó có ích với chúng sanh thiên nhiên. Hoà mình vào không gian tĩnh lặng của Thiền Viện mà buông bỏ những mặc niệm của bản thân. Chắc chắn sẽ là một trong những kỷ niệm khiến bạn hạnh phúc nhất trong chuyến hành trình này.

Hồ cá chép phóng sinh
Hồ cá chép phóng sinh

Thưởng thức không gian thắng cảnh “non nước hữu tình”

Bởi quần thể kiến trúc và vị trí tọa lạc vô cùng nên thơ không khác gì tranh vẽ. NênThiền Viện Trúc Lâm An Gianglà điểm sống ảo của nhiều bạn trẻ yêu thích chụp ảnh. Mọi ngóc ngách đều tạo nên những bức ảnh nghệ thuật điêu luyện. Cực kỳ thích hợp với những nơi những tay ảnh nghiệp dư yêu nét đẹp thiên nhiên. Giữa cảnh thơ mộng như thế, lòng người cũng dễ mở rộng bao dung hơn. Quên đi những âu lo, tất bật của đời thường.

Thắng cảnh “non nước hữu tình”
Thắng cảnh “non nước hữu tình”

Cầu lên núi Sập – Tượng Phật cao 63m tại miền Tây

Bên phía trái khu nội điện của Thiền Viện có xây dựng ngôi bảo tháp 13 tầng. Phía bên phải dựng tượng đài Bồ Tát Quan Âm cao 63m. Dù vẫn đang trong quá trình thi công và hoàn thiện. Nhưng nơi đây đã nổi danh nhờ mang vẻ nên thơ khó tả với cảnh đẹp làm xao xuyến lòng người.

Cầu lên núi Sập
Cầu lên núi Sập

Lễ hội lớn tại Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Hiện tại, mỗi hai tháng một lần,Thiền Viện An Giangtổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới. Dành riêng cho Phật tử và những ai yêu mến đạo Phật. Đây là lễ truyền đạt đạo phật nổi tiếng nhằm diễn nghĩa và gỡ bỏ những tạp niệm xấu. Hướng lòng người đến những ý nghĩ thiện chí quay đầu về hướng Phật pháp vô biên. Ngoài ra theo phong tục của tỉnh An Giang, còn có Lễ hội Kỳ yên.
Mỗi xã có Đình thường tổ chức lễ cúng tế trong 3 ngày với mục đích. “Cầu Trời thêm thanh bình, Đất thêm tươi tốt, Người được sống lâu, quỷ dữ bị tiêu diệt”. Mà thị trấn Núi Sập có thờ vị thần Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại). Ngài là một danh tướng lẫy lừng, người đã có công trong việc khai hoang, lập ấp, đào kênh, đắp đường. Giúp phát triển kinh tế, giữ yên bờ cõi vùng đất Tây Nam tổ quốc. Lễ hội Kỳ yên được tổ chức vào ngày 10,11,12 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Thiền viện An Giang lúc chiều tà
Thiền viện An Giang lúc chiều tà
Trong lễ hội, họ thường mời đoàn hát bội về trình diễn. Bên cạnh đó còn có những người buôn bán nhỏ, các đoàn hội chợ họ cũng đổ về đây. Nhằm phục vụ tổ chức vui chơi buôn bán thâu đêm. Trẻ em thì mặc áo mới nô nức đến chơi. Rồi chọn mua những món đồ chơi cổ truyền mà chỉ có dịp hát đình mới có. Hơn nữa, nơi đây còn có những lễ hội lớn nổi tiếng khác đang đợi bạn đến và khám phá.
Kiến trúc đậm chất văn hóa Việt
Kiến trúc đậm chất văn hóa Việt

Những lưu ý khi đến tham quan Thiền Viện Trúc Lâm An Giang

Nắm giữ lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có một trải nghiệm Thiền Viện An Giang hoàn hảo:
  • Thiền Viện là nơi tu hành, chốn cửa Phật yên bình và thanh tịnh. Các bạn khi đến tham quan cần phải chú ý đi nhẹ, nói khẽ. Không ăn to nói lớn, đùa giỡn nói tục chửi bậy. Đồng thời nên ăn mặc lịch sự và có văn hóa.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh chung. Đặc biệt không vứt rác hoặc thức ăn bậy vào hồ cá phóng sinh. Cá dễ bệnh hàng loạt nếu bạn cho ăn không đúng quy tắc.
  • Không được chụp ảnh cũng quay phim tại khu vực chính điện. Và đừng quên bỏ giày dép bên ngoài khi vào điện dân hương.
  • Có một số khu vực cấm du khách tham quan. Hoặc chỉ cho tham quan vào những khung giờ nhất định. Mọi thông tin đều được ghi chú rõ ràng ở cổng ra vào, bạn chú ý nhé!
Những lưu ý khi đến tham quan
Những lưu ý khi đến tham quan

Thiền Viện Trúc Lâm An Giangsở hữu công trình kiến trúc đặc trưng xưa cổ. Lại được xây dựng trên địa thế núi non, sông nước hữu tình. Góp phần tạo nên sức hút mãnh liệt các du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan. Đến Thiền Viện, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, tĩnh lặng. Giúp giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi hằng ngày. Đặc biệt còn là địa điểm check in lý tưởng dành cho nhiều bạn trẻ. Lưu giữ những bức ảnh đẹp làm kỷ niệm cho chuyến hành trình thú vị.

Vịnh Hạ Long miền Tây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
icons8-exercise-96 chat-active-icon